Cách tạo ra nhiều “Win – Win Situation” hơn giữa khách hàng và doanh nghiệp

Nếu bạn đã từng đọc cuốn sách “The 7 Habits of Highly Effective People”, bạn sẽ biết rằng cố gắng tạo ra các tình huống đôi bên cùng có lợi là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để đạt được thành công trong sự nghiệp của mình. Nhưng quan trọng hơn, việc tạo ra đôi bên cùng có lợi không chỉ là ở bản thân bạn – nó có nghĩa là cung cấp những lợi ích thực sự, hữu hình cho người ở bên kia của thỏa thuận.

Cho dù bạn kinh doanh trong lĩnh vực nào, việc tạo ra nhiều lợi ích hơn cho bạn và khách hàng của bạn sẽ là chìa khóa cho sự phát triển và thành công về mặt tài chính của bạn. Sau cùng, khi khách hàng của bạn hài lòng, họ sẽ tiếp tục kinh doanh với bạn và giới thiệu những người quen của họ làm điều tương tự.

Win – Win Situation là gì?

Win – Win là nguyên tắc trong nghệ thuật đàm phán thường được sử dụng rất nhiều trong giới kinh doanh. Nguyên lý hoạt động của nguyên tắc này là hai bên cùng có lợi khi tham gia cùng một dự án, kế hoạch nào đó và phải đảm bảo rằng hai bên tuân thủ đúng luật được giao ban đầu.

Win-Win situation cũng có nghĩa giống như win-win, nguyên tắc này được đưa ra trong điều kiện đôi bên tự nguyện, chấp nhận có ý thức không bị ràng buộc bất kỳ lý do nào khác và tất cả các bên cùng thực hiện chung nguyên tắc này đều được hưởng lợi ích cùng nhau.

Cách tạo ra nhiều “Win – Win Situation” hơn giữa doanh nghiệp và khách hàng

Hãy thành thật

Ngày nay, nói thì dễ nhưng hành động như một người trung thực trong quá trình hợp tác giữa bạn với khách hàng trong việc tạo ra đôi bên cùng có lợi sẽ được chứng minh theo thời gian.

Nếu bạn đơn giản chỉ muốn bán được hàng và không quan tâm điều gì khác thì khách hàng tiềm năng sẽ nhận thấy. Bạn trở nên tham lam, không trung thực trong mắt họ. Những nhân viên bán hàng tồi không quan tâm đến việc lắng nghe nhu cầu của khách hàng, chỉ muốn bán được hàng sẽ đặt ra một giai đoạn khởi đầu tồi tệ cho toàn bộ mối quan hệ hợp tác sau này.

Mọi người có thể biết khi nào họ vừa được “bán cho”. Và hầu hết thời gian, cảm giác này “tuyệt vời” như khi nhận được hàng trăm cuộc gọi trong một tuần cho bạn biết rằng bảo hành của xe sắp hết hạn.

Vì vậy, bước đầu tiên để tạo ra các tình huống đôi bên cùng có lợi là hành động như một người tích cực và hữu ích. Đặt những câu hỏi cho khách hàng tiềm năng để khơi dậy những nhu cầu cũng như điểm đau của họ trong cuộc trò chuyện giữa hai bên. Bạn sẽ có được những thông tin chi tiết vô giá có thể giúp bạn chốt được giao dịch này mà khách hàng cảm thấy như họ thực sự được chăm sóc.

Giúp khách hàng tìm thấy điều gì thực sự phù hợp với họ

Các nhà sản xuất sản phẩm cao cấp không cung cấp một gói dịch vụ phù hợp cho tất cả mọi người. Thay vào đó, họ điều chỉnh các dịch vụ của mình cho phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu riêng của từng khách hàng.

Chúng ta có thể thấy điều này ở ngay cả những cấp độ bán lẻ cơ bản nhất. Không phải tất cả mọi người vào Circle K đều muốn một chai Coca 1,5 lít. Nhiều người hài lòng với tùy chọn nhỏ hơn, 330ml chẳng hạn. Nếu cửa hàng tiện lợi chỉ bán một kích cỡ cho món ăn đặc trưng của mình, rất có khả năng sẽ mất đi một lượng khách hàng tương đối. Rõ ràng, tư duy “tùy chỉnh” này càng trở nên quan trọng hơn đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ đắt tiền.

Điều này trở nên đặc biệt rõ ràng trong một cuộc điện thoại gần đây với Kareem Mansour, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Alexandro Gallery Furniture. Ông giải thích, “Khách hàng tiềm năng thường chỉ có ý tưởng chung về những gì bạn có thể cung cấp. Trong quá trình bán hàng, bạn cần dành thời gian để thực sự hiểu nhu cầu của khách hàng để có thể kết hợp giữa tưởng tượng của họ với sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với họ. Đừng bỏ qua quá trình tìm hiểu này vì bạn có nguy cơ cung cấp một dịch vụ không thực sự đáp ứng nhu cầu của họ và khiến họ không hài lòng với doanh nghiệp của bạn.”

Khi bạn cung cấp thông tin trung thực cho khách hàng tiềm năng trong quá trình bán hàng, họ có thể tin tưởng hơn vào quyết định của mình và đặt ra những kỳ vọng phù hợp. Bạn cũng sẽ có được thông tin chi tiết tốt hơn để giúp bạn đưa ra giải pháp phù hợp với nhu cầu của họ. Mặc dù điều này đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn, nhưng nó sẽ giúp tránh được rất nhiều rủi ro về sau.

Tập trung vào dài hạn

Bạn đừng bao giờ xem mối quan hệ với khách hàng như một sự kiện chỉ diễn ra một lần. Ngay cả khi ai đó đến với bạn để trải nghiệm dịch vụ một lần, bạn có thể tạo ra nhiều lợi ích hơn bằng cách coi họ như một đối tác lâu dài tiềm năng.

Khi bạn coi khách hàng là đối tác hoặc khách hàng lâu dài, bạn sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc làm hài lòng khách hàng. Cách tiếp cận này có thể thay đổi đáng kể động lực hợp tác của bạn – từ mức độ bạn giữ liên lạc đến mức độ bạn nỗ lực trong dịch vụ của mình. Đây là những điều nhỏ nhặt có thể làm cho một trải nghiệm bình thường trở nên đặc biệt. Đó là những thứ mà khách hàng của bạn sẽ nhớ nếu họ (hoặc bất kỳ ai trong mạng lưới xã hội của họ) muốn sử dụng lại dịch vụ của bạn trong tương lai.

Cuối cùng, cách tốt nhất để tạo ra một tình huống đôi bên cùng có lợi là nỗ lực phối hợp để lắng nghe và phục vụ khách hàng mục tiêu của bạn. Đôi khi, điều này thậm chí có nghĩa là nói với ai đó rằng bạn không phù hợp với nhu cầu của họ. Nhưng đổi lại nó sẽ giúp bạn cung cấp dịch vụ có giá trị cao hơn cho khách hàng của mình, mang lại kết quả chính xác mà họ mong đợi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *