Tìm hiểu về đường ngô và đường nước trong pha chế

Tổng quan

Đường là tên gọi chung của những hợp chất hóa học ở dạng tinh thể, thuộc nhóm phân tử cacbohydrat. Hầu hết các loại đường hiện nay được chiết xuất từ mía, tuy nhiên nhiều loại đường khác từ củ cải đường, đường fructose từ trái cây, mật ong… hoặc nhiều nguồn khác. Công dụng của đường là một trong những nguyên liệu pha chế cần thiết trong pha chế nói chung. Mặc dù là cái tên quen thuộc trong đời sống nhưng sự thật là, rất nhiều người vẫn chưa thực sự tận tường về nguyên liệu này. Nhưng cho đến nay, không phải ai cũng biết cách sử dụng các loại đường để pha chế, nhất là trong pha chế để vừa nâng vị thức uống, vừa tốt cho sức khỏe.

Sự khác biệt của đường ngô và đường mía khi sử dụng trong pha chế

Mỗi thương hiệu, mỗi cửa hàng sẽ có một bí quyết khác nhau và chính bí quyết này sẽ mang lại thành công cho mô hình vì đường là một nguyên liệu kì diệu. Hiện nay trên thị trường đường ngô và đường mía là 2 sản phẩm được các quán sử dụng nhiều nhất cho các cửa hàng của mình. Vậy 2 loại đường này khác nhau như thế nào và khi sử dụng trong pha chế nó sẽ mang đến mùi vị gì cho đồ uống, hãy cùng Thực Phẩm Plaza tìm hiểu về 2 loại đường này nhé !

Đường ngô

Đường ngô hay còn được gọi là syrup đường, được sử dụng nhiều nhất trong việc pha chế hiện nay. Nước đường cát có vị ngọt sâu. Vì đã được chuyển hóa thành dạng lỏng nên nước đường dễ hòa quyện với các nguyên liệu khác khi pha chế. Sản phẩm có hương vị đặc trưng, vị ngọt dịu, thơm. Đường ngô gần giống như mật ong nhưng lại không có mùi như mật ong. Chính vì thế mà đường ngô thường được dùng trong chế biến và pha chế vì nó là chất tạo ngọt tự nhiên. Ngoài tác dụng hỗ trợ tạo vị ngọt mà không nguyên liệu nào thay thế được thì nước đường còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo quản nguyên liệu, giữ hương, giữ vị và màu sắc của nguyên liệu luôn ở trạng trái tươi mới.

  • Syrup đường giúp làm ra các món trà sữa, đá xay thơm ngon, đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng. Các quán mở theo chuỗi có đầu tư (Tiên Hưởng, Bobapop, GongCha, Koi…) đều sử dụng nước đường thùng dù giá cao hơn để tiện lợi cho nhân viên pha chế và đảm bảo sự đồng nhất về độ ngọt cho thức uống mà đường tự nấu không đạt được.
  • Nước đường thùng thường được dùng kèm với Máy đong nước đường tự động, chứ không đong bằng ly đong

Đường mía

Đường mía hay còn gọi là đường đường tinh luyện, nó được xem là một trong những loại đường tinh khiết nhất hiện nay. Khi trải qua xử lý, loại này sẽ được loại bỏ hoàn toàn các thành phần tạp chất, độ tinh chế Sucrose lên đến 99,9%. Do đó mà loại đường này có hương vị rất đậm đà và tạo ấn tượng mạnh khi thưởng thức. So với đường ngô, đường mía lại khó hòa tan hơn. Nó thường được sử dụng để ướp một số loại trái cây cho ra nhiều nước như: dâu tây, mãng cầu, sapoche, nho, dứa,…

Đường mía được cho trực tiếp trong những công đoạn có sự tác động của nhiệt độ. Chẳng hạn khi nấu các loại sữa (bắp, đậu nành, mè đen, gấc, gạo, đậu phộng, bí đỏ), nấu sauce trái cây, nấu hỗn hợp kem sữa, làm bánh flan, nước cốt dừa và đặc biệt dùng để xay sinh tố.

Trên đây là tác dụng và ưu điểm của 2 loại đường này, hi vọng qua những điều chia sẻ này, bạn sẽ có được những kiến thức cơ bản về các loại đường để pha chế, sử dụng đường đúng cách và nhất là biết dùng đường nào cho thức uống nào là phù hợp, đảm bảo thơm ngon, bổ dưỡng nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *