NGÀNH F&B TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Ngành Thực phẩm và Đồ uống (F&B) là một ngành hoàn toàn năng động và đang phát triển, nơi Chuyển đổi kỹ thuật số có thể tạo ra giá trị thực cho các cửa hàng phân phối, cung cấp và bán các sản phẩm Thực phẩm và Đồ uống.

Theo báo cáo của D’Corp, lĩnh vực này đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Việt Nam trong thời gian gần đây, với khoảng 540.000 cửa hàng F&B được thành lập và mức chi tiêu cao, vào khoảng 361 USD / người / tháng.

Nhiều cửa hàng đã chuyển sang bán hàng trực tuyến để đáp ứng nhu cầu của con người từ khi bị ảnh hưởng do Covid-19, đồng thời cắt giảm nhân viên và đóng cửa cơ sở vật chất để giảm thiểu thiệt hại cho cửa hàng. Về mặt tích cực, chuyển đổi kỹ thuật số đã tạo cơ hội cho đơn vị kinh doanh nhìn lại cách phát triển và suy nghĩ lại về mô hình và định hướng kinh doanh của mình.

Xu hướng chuyển đổi số có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý. Quá trình mang đến cách thức tổ chức, vận hành mới cho phép đơn vị kinh doanh phát triển, cải thiện hiệu quả hoạt động. Sau đây là một số vai trò mà chuyển đối số mang đến.

Cung cấp dữ liệu chi tiết, nhanh chóng

Quá trình chuyển đổi số hỗ trợ nhân sự đơn vị có quyền truy cập vào kho dữ liệu, thông tin khổng lồ. Đơn vị kinh doanh có thể dễ dàng theo dõi các thông số về sự hài lòng của khách hàng, hiệu quả của hoạt động quản lý, giá trị lâu dài từ khách hàng,… Từ các dữ liệu này, nhà quản lý sẽ dễ dàng đưa ra quyết định, chính sách vận hành phù hợp, chính xác hơn.

Cải thiện trải nghiệm của khách hàng

Việc lưu giữ thông tin liên quan đến khách hàng là một điểm quan trọng, thiết yếu trong chuyển đổi số. Các dữ liệu như sản phẩm được yêu thích, lịch sử giao dịch, sản phẩm bán chạy,… hỗ trợ người bán hàng tư vấn cho khách hàng đạt hiệu quả cao hơn. Những thông tin về người tiêu dùng trên chuyển đổi số giúp nhà quản lý đưa ra các phương án nâng cao trải nghiệm và đáp ứng mong đợi của khách hàng.

Duy trì khả năng cạnh tranh của đơn vị

Xu hướng chuyển đổi số hỗ trợ đơn vị kinh doanh tiết kiệm chi phí hoạt động và nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng. Điều này giúp các đơn vị duy trì, nâng cao được tính cạnh tranh.

Đổi mới sản phẩm và dịch vụ

Sử dụng các kênh kỹ thuật số như một con đường mới để cung cấp các sản phẩm hàng hóa phù hợp với người tiêu dùng tại cơ sở như chợ, bộ dụng cụ ăn uống, thẻ quà tặng và hàng hóa.

Phát triển khả năng thích ứng nhanh chóng. Một điều chúng ta biết chắc chắn là tình hình đang không ngừng phát triển.

Tăng tốc các sản phẩm và dịch vụ mới hoặc đã phát triển.

Tập trung vào các sản phẩm cốt lõi và khai thác các nỗ lực đổi mới từ cốt lõi để mở rộng phạm vi tiếp cận của các mặt hàng phổ biến, tần suất cao.

Giải pháp chuyển đổi số trong ngành F&B

Thay đổi phương thức bán hàng

Đơn vị kinh doanh có thể trở thành khách hàng và tận dụng sức mạnh của các ứng dụng đặt và giao đồ online. Đây là cách mà hầu hết các đơn vị kinh doanh F&B đã làm để tiết kiệm chi phí mà vẫn mở rộng thị phần và tiếp cận tối đa khách hàng tiềm năng.

Sử dụng các thiết bị điện tử hỗ trợ hoạt động kinh doanh

Sử dụng công nghệ hay các thiết bị điện tử vào hoạt động kinh doanh là một phần không thể thiếu trong công cuộc chuyển đổi số ở ngành F&B. Áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, tận dụng sức mạnh công nghệ sẽ giúp các cửa hàng tối ưu hoạt động, tiết kiệm chi phí. Ứng dụng công nghệ được ưu tiên sử dụng trong ngành F&B là máy POS bán hàng! Có thể nói, máy POS bán hàng là một cuộc cách mạng với các đơn vị kinh doanh F&B. Nhờ nó mà quá trình quá trình vận hành điểm kinh doanh trở nên chặt chẽ và hiện đại hơn so với các mô hình kinh doanh truyền

Đẩy mạnh truyền thông online

Số lượng khách hàng truy cập internet để tìm kiếm thông tin về nhà hàng, quán ăn, quán cafe ngày càng tăng cao trong thời điểm hiện tại. Nếu mô hình kinh doanh F&B bỏ lỡ môi trường này tức là đã bỏ lỡ cơ hội để tiếp cận các khách hàng tiềm năng của mình. Trên thực tế đây là thời cơ để nhiều chuỗi kinh doanh ẩm thực nghiên cứu, đầu tư và lập nên Fanpage, Website, App,…cho riêng mình. Tại đây, cửa hàng có thể chia sẻ những câu chuyện thương hiệu, tung ra các chương trình ưu đãi hay đơn giản và ghi lại những nhận xét chân thực của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ của mình. Đây vừa là cơ hội vừa là thử thách cho các thương hiệu F&B Việt Nam kết nối được với khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả.

Lấy khách hàng làm trọng tâm

Khách hàng là người ra quyết định đến sự tồn tại của đơn vị kinh doanh. Chính vì thế, các bước đi trong quá trình chuyển đổi số trong ngành F&B nên hướng đến mục tiêu làm cho  khách hàng dễ dàng hơn, tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *