Tết Nguyên Đán, hay còn gọi là Tết cổ truyền của Việt Nam. Không chỉ là thời điểm đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới mà còn là dịp mà mỗi người Việt trên khắp thế giới đều hướng về gia đình, quê hương. Tỏ lòng biết ơn tới tổ tiên và cầu mong một năm mới an lành, thịnh vượng. Trong không khí trang nghiêm và đầm ấm ấy, mâm cỗ ngày Tết nổi lên như một nét đẹp văn hóa. Một phần không thể thiếu của ngày Tết, mang đậm ý nghĩa truyền thống và tâm linh. Hãy cùng nhau hiểu sâu hơn về giá trị văn hóa của mâm cỗ ngày Tết cũng như khám phá các món ăn truyền thống không thể thiếu:
Ý Nghĩa Sâu Sắc Của Mâm Cỗ Ngày Tết, Tất Niên
Trong văn hóa Việt, mâm cỗ ngày Tết không chỉ đơn thuần là việc chuẩn bị những món ăn ngon để thưởng thức. Nó còn thể hiện lòng kính trọng tới tổ tiên, sự biết ơn đối với đất trời đã ban tặng một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Mỗi món ăn trên mâm cỗ đều mang một ý nghĩa riêng, từ sự sung túc, phong phú đến những lời chúc phúc cho năm mới.
Gợi Ý 10 Món Ăn Đặc Sắc Cho Mâm Cỗ Ngày Tết
1. Bánh Chưng và Bánh Tét
Là hình ảnh của sự kết hợp giữa trời và đất, bánh chưng (hình vuông) và bánh tét (hình tròn) đại diện cho ý niệm về sự hòa quyện, đoàn tụ, và sự sống trường tồn. Bánh chưng ngày Tết mang tính biểu tượng của dân tộc. Gắn liền với câu thơ:
” Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ,
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.”


Là sự kết hài hòa giữa những hạt gạo dẻo dai cùng nhân đậu xanh và thịt mỡ góp phần làm trọn vẹn hơn hương vị của những ngày Tết.
2. Thịt Kho Hột Vịt

Món này thể hiện sự no đủ và hạnh phúc. Với vị mặn mà của thịt kho hòa quyện cùng sự béo ngậy của hột vịt. Tạo nên một hương vị đậm đà khó quên. Món thịt kho hột vịt đã gắn liền với ngày Tết từ ngày thơ ấu, cùng chúng ta lớn lên, trưởng thành qua từng năm. Là món ăn không thể thiếu trong những mâm cơm những ngày Tết Nguyên Đán.
3. Giò Lụa (Giò Chả)

Giò lụa, với sự mềm mại, tinh tế. Không chỉ làm nổi bật kỹ năng chế biến của người nội trợ mà còn biểu thị sự gắn kết, hòa thuận trong gia đình. Giò lụa, giò chả hay chả lụa (Từ dùng nhiều trong miền Nam) là tên gọi của món ăn được làm từ hai nguyên liệu cơ bản là thịt nạc thăn lợn giã nhuyễn kết hợp với nước mắm ngon. Gói trong lá chuối và luộc chín. Thịnh hành trong ẩm thực Việt Nam từ Bắc xuống Nam như một món ăn vừa phổ thông vừa sang trọng, giò lụa giòn và thơm đậm mùi thịt tươi luộc cộng với mùi đặc trưng của lá chuối tươi được luộc chín.
4. Dưa Hành và Cà Muối

Những món ăn này không chỉ giúp giải ngấy mà còn mang ý nghĩa của sự tươi mới. Gửi gắm hy vọng vào những điều may mắn, tốt lành sẽ đến trong năm mới. Được các gia đình lựa chọn là món ăn kèm vô cùng “gây nghiện”
5. Cá Kho Tộ

Cá kho, với vị đậm đà, thể hiện sự sung túc, giàu có và mong muốn một năm mới đầy ắp sự thịnh vượng. Cá kho còn được chế biến đa dạng nhằm phù hợp cho từng khẩu vị tại các vùng miền. Ví như miền Bắc sẽ chuộng vị đậm đà, thấm đẫm trong từng thớ thịt. Thì người dân miền Trung lại thêm chút ngọt ngào, cân bằng giữa mặn và ngọt vô cùng lôi cuốn. Đem đến tự đa dạng trong ẩm thực từng vùng miền.
6. Canh Măng

Món canh măng nấu với thịt, mang lại cảm giác ấm áp, thể hiện sự sum vầy của gia đình trong ngày Tết. Là món canh “quốc dân” không thể thiếu trông mâm cỗ Việt Nam. Măng được tẩm ướp đậm đà, nấu cùng nước hầm xương ngon ngọt rất tự nhiên. Đâu phải tự nhiên canh măng trở thành món ăn được nhiều người yêu thích đến vậy.
7. Xôi Gấc

Xôi gấc với màu đỏ tươi, không chỉ đẹp mắt mà còn là biểu tượng của may mắn, tài lộc và sức khỏe. Là một trong những món xôi được cho là “đem lại may mắn”. Gạo dẻo thơm, được ướp cùng trái gấc với đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin. Không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe.
8. Nem Rán (Chả Giò)

Nem rán hay chả giò, chả ram hay chả đa nem là tên một món ăn nổi tiếng của người Việt. Chúng cũng được gọi tắt là nem theo cách gọi phổ biến ở miền Bắc. Ở miền Trung, món ăn này thường gọi là ram (riêng ở Thanh Hóa gọi là chả). Còn ở miền Nam, nó được gọi là chả giò. Loại nem gói theo kiểu miền Nam được người Bắc gọi là nem Sài Gòn. Có xuất xứ từ Trung Quốc trong những món dimsum và được chế biến từ những nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện đơn giản.
Nem truyền thống thường có nguyên liệu chính là thịt lợn, miến, trứng gà, nấm mèo,… Và một số gia vị thông dụng của ẩm thực Việt như hành lá, tiêu, nước mắm, được cuốn bằng bánh tráng và chiên ngập dầu. Nem thường được ăn kèm với nước mắm pha, đồ chua và rau xà lách, các loại rau thơm như húng quế, húng cây, diếp cá,…
Ở miền Bắc cũng có loại nem rán được gói thành hình vuông thay vì hình trụ. Nem rán cũng thường được dọn kèm bún chả Hà Nội. Ở miền Nam đôi khi chả giò được ăn kèm các loại rau lá có sẵn và dễ tìm ở vườn,… Các loại rau này thường được gọi là rau rừng. Nem cũng có thể ăn kèm bún tạo thành món bún nem.
Ngoài món nem rán truyền thống còn có một số loại nem rán khác như món nem rán hải sản, nem rán chay,…
Tinh Hoa Văn Hóa Trong Mâm Cỗ Ngày Tết
Mâm cỗ ngày Tết là sự tổng hòa của truyền thống, văn hóa và tâm linh. Là cầu nối liên kết các thế hệ trong gia đình. Là dịp để mỗi người bày tỏ lòng biết ơn và mong ước cho một năm mới an khang, thịnh vượng. Qua mỗi món ăn, từ bánh chưng đến hạt dưa, chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu thương, sự gắn bó và hy vọng vào tương lai. Hãy cùng nhau chuẩn bị và thưởng thức mâm cỗ Tết sao cho thật đầy đủ, đẹp đẽ, để chào đón một năm mới tràn đầy niềm vui và thành công.
Bữa cơm ngày Tết – Nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt
Đón Tết cùng Pizza Ami – Mua càng nhiều ưu đãi càng lớn
—————————
Điền đơn để được tư vấn miễn phí:
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdIcgfivXu6Oxv1UPniruv9Tb8lgaZck29cLyLnnKoMAhKEYQ/viewform
Hoặc liên hệ hotline: 0971.988.783