ĐIỂM TIẾP XÚC CỦA KHÁCH HÀNG KHI MUA HÀNG ONLINE

Điểm chạm là những tương tác giữa công ty và khách hàng xảy ra trong hoạt động mua của khách hàng. Những khoảnh khắc này ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm của khách hàng cũng như nhận thức về thương hiệu.

Việc tạo ra điểm chạm để nâng cao trải nghiệm khách hàng là nhiệm vụ quan trọng, sự ảnh hưởng của các điểm chạm trong các chiến lược Marketing là:

  • Tạo ra những trải nghiệm thú vị, “chạm” đúng cảm xúc của khách hàng
  • Điểm chạm là nhân tố hoàn hảo để hoạch định các chiến lược thương hiệu và tiếp thị truyền thông
  • Xác định đúng các điểm chạm, công ty sẽ giảm bớt gánh nặng chi phí, tăng cơ hội tiếp xúc và tương tác với khách hàng
  • Các điểm chạm ấn tượng sẽ khiến khách hàng gắn bó với công ty lâu hơn, tạo ra sự gắn kết trung thành

Điều này giúp các nhóm marketing và chăm sóc khách hàng xác định các điểm tiếp xúc để họ có thể nâng cao quá trình “chạm” của khách hàng.

Điểm chạm trước khu mua hàng

1. Truyền thông xã hội

Phương tiện truyền thông xã hội có thể được sử dụng để thu hút khách hàng . Đó là bởi vì mạng xã hội là một cách hiệu quả về chi phí để tiếp cận một phần lớn khách hàng mục tiêu. Có thể sử dụng nó để quảng bá sản phẩm, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và nâng cao danh tiếng tổng thể của công ty.

2. Quảng cáo Trực tuyến

Đây là điểm tiếp xúc đưa khách hàng tiềm năng quay lại trang web. Tối ưu quảng cáo là một cách hiệu quả để thu hút những khách hàng tiềm năng mới và làm tăng lưu lượng truy cập vào trang web.

3. Nội dung tiếp thị kĩ thuật số

Nội dung tiếp thị kỹ thuật số đề cập đến bất kỳ tài liệu nào mà công ty xuất bản trực tuyến để quảng bá thương hiệu của công ty. Xây dựng những video quảng cáo, đồ họa thông tin hoặc các bài đăng trên Web và fanpage hấp dẫn để thu hút khách hàng.  

Điểm chạm trong khi mua hàng

4. Danh mục sản phẩm

Hình ảnh của sản phẩm bắt mắt cùng với mô tả hấp dẫn sẽ cung cấp cho khách hàng mọi thứ họ cần biết trước khi mua hàng.

5. Thương mại điện tử

Trong bối cảnh công nghệ số, mua sắm trực tuyến trên các trang thương mại điện tử đã trở thành xu hướng chung. Vì vậy, tạo ra các điểm chạm khác nhau trên cửa hàng thương mại điện tử sẽ giúp cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng. 

6. Đánh giá sản phẩm

Với sự hỗ trợ của thiết bị thông minh, khách hàng có thể dễ dàng đánh giá sản phẩm và dịch vụ trong quá trình mua sắm. Ngoài ra, những bài đánh giá trên trang web là yếu tố mang tính chất tham khảo, giúp khách hàng có thể cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Bên cạnh đó, các đánh giá 5 sao còn giúp nâng cao độ uy tín của công ty và củng cố niềm tin của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ.

Điểm chạm sau khi mua hàng

7. Thư cảm ơn

Một cách hiệu quả để xây dựng mối quan hệ với khách hàng là theo dõi bằng một lá thư cảm ơn. Sau khi khách hàng hoàn tất quá trình mua hàng trên web, Công ty có thể đưa đến cho khách hàng một lá thư cảm ơn và cung cấp các bảng khảo sát phản hồi về sản phẩm và dịch vụ gửi đến khách hàng. Đây chính là cách công ty thể hiện sự tôn trọng của mình đến khách hàng, đặt trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu.

8. Gửi Email xác nhận đơn đặt hàng trên Web

Sau khi hoàn tất quá trình mua hàng và đánh giá chất lượng sản phẩm trên web, công ty sẽ 1 lần nữa gửi lời cảm ơn đến khách hàng và xác nhận lại đơn hàng mà khách hàng đã đặt mua trên web. Phía dưới có thể cung cấp các hình ảnh, nội dung của các sản phẩm liên quan hoặc voucher để khích lệ khách hàng tiếp tục mua hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *