Khi kinh doanh ăn uống, việc các chủ quán phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu dẫn đến tình trạng “cháy” hàng hoặc tăng giá diễn ra khá thường xuyên. Tuy nhiên, không phải chủ quán nào cũng có cách xử lý hiệu quả và khéo léo để giữ chân khách hàng trong những tình huống này.
Những ngày gần đây, việc các chủ quán đang gặp nhiều khó khăn vì một nguyên liệu chuyên dùng cho pha chế đồ uống rơi vào tình trạng hết hàng, thậm chí, công ty phân phối sản phẩm này cũng không còn hàng tồn kho. Điều này đã khiến cho nhiều chủ sở hữu mới bắt đầu kinh doanh thực sự lao đao vì không biết phải giải quyết thế nào. Do đó, để hỗ trợ các chủ quán, bài viết sẽ gợi ý hướng xử lý phù hợp và dễ ứng dụng.
Bước 1: Theo dõi tình hình thị trường và hàng tồn tại quán
Việc đầu tiên các chủ quán cần làm khi biết được sản phẩm đang sử dụng rơi vào tình trạng hết hàng hoặc bị nâng giá là xem xét tình hình thị trường và kiểm tra hàng tồn hiện có tại quán. Việc theo dõi thị trường sẽ giúp bạn xác định được tình trạng hết hàng hoặc tăng giá kéo dài trong thời gian ra sao. Nếu tình trạng diễn ra trong ngắn hạn, các chủ quán sẽ có hướng xử lý khác, nhưng nếu tình huống kéo dài vô thời hạn, các nhà quản lý sẽ buộc phải có cách giải quyết khác.
Đồng thời, việc nắm rõ số lượng hàng tồn của quán sẽ giúp các chủ quán lên kế hoạch ứng phó hiệu quả. Chẳng hạn, nếu quán vẫn còn nhiều sản phẩm trong kho và có thể sử dụng trong khoảng thời gian vài tuần hay vài tháng. Các chủ quán sẽ có nhiều thời gian để tìm kiếm nhà cung cấp khác nhằm đảm bảo số lượng nguyên liệu trong tương lai với một mức giá hợp lý.
Bước 2: Cách xử lý khi nguyên liệu hết hàng
Bước 2.1: Trong ngắn hạn
Chẳng hạn như nếu bạn nhận thấy số vốn của mình đủ để chi trả cho mức chi phí chênh lệch khi phải mua các nguyên liệu này dưới dạng sản phẩm “bán lẻ” cho đến khi tình trạng này được khắc phục. Các chủ quán hoàn toàn có thể mua hàng tại nhiều nhà cung cấp khác nhau nhằm đảm bảo có đủ nguồn hàng phục vụ thay vì mua “sỉ” tại một nhà phân phối duy nhất.
Nhưng trong trường hợp không đủ chi phí, bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm thay thế có chất lượng tương tự để sử dụng tạm thời trong giai đoạn này. Lẽ dĩ nhiên, nguyên liệu thay thế sẽ không đảm bảo được 100% chất lượng. Tuy nhiên, nếu có thể đáp ứng 80 – 90%, các chủ quán hãy lựa chọn sử dụng sản phẩm thương hiệu khác để thay thế cho tới khi tình trạng hàng hóa ổn định trở lại. Hoặc nếu trong trường hợp cần tăng giá tạm thời, các chủ quán hãy công khai đưa ra gợi ý về giá để khách hàng chọn lựa. Việc cho khách chủ động đưa ra quyết định sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn.
Bước 2.2: Trong dài hạn
Nếu tình trạng nguyên liệu hết hàng diễn ra trong dài hạn từ 3 tháng trở lên. Cách đầu tiên mà các chủ quán có thể thực hiện là nên tìm các sản phẩm tương tự của cùng một thương hiệu. Bởi điều này sẽ giúp duy trì chất lượng cho sản phẩm ở mức tốt nhất, vì khi đến cùng một công ty sản xuất, đa phần các nguyên liệu sẽ có cùng công thức. Do đó, hạn chế tối đa được sự chênh lệch trong chất lượng thành phần.
Nhưng nếu chẳng may thương hiệu sản xuất không có các dòng sản phẩm khác, lúc này, các chủ quán có thể nghĩ đến việc sử dụng nguyên liệu tương tự đến từ những công ty khác. Tuy nhiên, khi đó, để có thể duy trì được chất lượng và hương vị cho sản phẩm của quán, các chủ quán sẽ buộc phải tìm cách điều chỉnh công thức pha chế cho phù hợp. Bởi nguyên liệu do các nhà sản xuất khác nhau sẽ có thành phần riêng biệt, do đó cần có sự thay đổi công thức. Vì nếu giữ nguyên định lượng, rất có thể món ăn, đồ uống sẽ trở nên mặn, ngọt hoặc nhạt hơn khiến cho quán của bạn mất điểm trong mắt khách hàng.
Bước 3: Áp dụng các khuyến mãi phù hợp
Khi buộc phải chuyển sang nguyên liệu mới, các chủ quán cần thay đổi công thức cho sản phẩm. Điều này có thể sẽ gây ra đôi chút sự khác biệt đối với hương vị cho thành phẩm. Điều này sẽ là tối kỵ với các khách hàng, bởi chẳng ai hài lòng nếu như món ăn, đồ uống mà họ vốn yêu thích không còn giữ được hương vị như ban đầu. Nếu không có cách xử lý phù hợp các chủ quán sẽ dễ đối mặt với việc bị các khách hàng quen “quay lưng”. Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng này, các chủ quán cần có cách ứng phó khéo léo.
Khi phải thay đổi công thức để phù hợp với nguyên liệu mới, lúc này chủ quán nên hướng đến tiếp thị theo hướng cập nhật công thức mới để mang đến chất lượng sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. Song song với việc nhấn mạnh đến sự thay đổi công thức nhằm tạo nên sản phẩm có chất lượng tốt hơn cho khách hàng. Các chủ quán sẽ cần áp dụng thêm một số cách khuyến mãi nhất định. Trong đó, có thể kể đến như free upsize cho sản phẩm công thức mới, mua 3 tặng 1 hoặc có thể là giảm giá trực tiếp cho sản phẩm. Những điều này sẽ dần giúp khách hàng quen với khẩu vị mới, nhờ đó, họ sẽ không cảm thấy quá khó chịu khi bị thay đổi.
Nguồn: FnB Việt Nam
Pizza đông lạnh – Điểm sáng mới cho giải pháp tăng doanh thu quán vào mùa đông
Chủ Quán Có Cần Học Pha Chế Thức Uống Không?
—————–
Ami – The Sign of good taste
Hotline: 0971.988.783