Kinh doanh ngành dịch vụ ăn uống F&B là một trong những lĩnh vực được phổ biến rộng và thảo luận nhiều qua các chiến dịch Marketing nói chung và Facebook nói riêng.
Theo số liệu thống kê trong khoảng 10 chiến dịch Digital Marketing trên Facebook hoặc Instagram thì ngành hàng F&B chiếm khoảng 15%-25%. Điều này cho thấy việc xây dựng các chiến dịch Digital Marketing cho ngành F&B đang là một xu hướng phát triển mạnh mẽ. Nếu không có chiến lược Marketing hoàn hảo, trong tương lai sẽ bạn sẽ “tụt hậu” và có khả năng bỏ lỡ rất nhiều khách hàng tiềm năng. Vậy làm thế nào để nhà hàng tiếp cận gần hơn với nhóm khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và vượt xa đối thủ? Trong bài viết này, hãy cùng Thực Phẩm Plaza tìm hiểu những xu hướng Digital Marketing hiệu quả ngành F&B.
1. Hoàn thiện website
Nếu như trước đây mặt tiền của các nhà hàng, quán cafe,… là “bộ mặt” duy nhất của thương hiệu thì hiện nay, với sự phát triển của mạng Internet, người dùng có xu hướng tìm hiểu thông tin sản phẩm/dịch vụ trên website trước khi ra quyết định mua hàng. Điều này cho thấy một sự thật, mọi người đang đánh giá cao độ uy tín của một thương hiệu dựa trên website của họ.
Người dùng có xu hướng tìm hiểu thông tin trên website trước khi ra quyết định mua hàng
Một website không đơn thuần là nơi cung cấp thông tin mà nó phải thể hiện được tính chuyên nghiệp cũng như bản sắc riêng của thương hiệu, bao gồm đầy đủ các chức năng và mang lại trải nghiệm thân thiện với người dùng. Điều đặc biệt quan trọng là khả năng điều hướng của website phải được thể hiện một cách trực quan để người dùng dễ dàng truy cập vào menu, đặt món và tìm kiếm những thông tin liên quan đến quán.
Một lưu ý nhỏ không thể bỏ qua đó là việc hầu hết người dùng hiện nay đều đang sử dụng smartphone để tìm kiếm thông tin, bất kể là đang ở nhà, trên xe hơi, hay đang làm việc,… chính vì thế, website của bạn cần phải được tối ưu hóa cho thiết bị di động.
Cuối cùng, không kém phần quan trọng thì nhà hàng, quán cafe,… cần đầu tư vào những bức ảnh tự chụp, có đầu tư về mặt thẩm mỹ, thể hiện được không gian nhà hàng, các món ăn và đội ngũ nhân viên. Hình ảnh những món ăn hấp dẫn, cùng hình ảnh đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đáng tin cậy sẽ giúp khách hàng có thiện cảm trước khi ghé thăm nhà hàng của bạn.
2. Tập trung vào Local SEO
Một trong những chiến lược quan trọng cho ngành F&B là hoàn thiện việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO – Search Engine Optimization). Không thể phủ nhận tầm quan trọng của SEO trong việc nghiên cứu hành vi người dùng, cụ thể điều mà các thương hiệu cần làm tốt ở đây là biến website trở thành một điểm truy cập đáng tin cậy trong khu vực (quận, thành phố,..). Xu hướng tìm kiếm “ở gần tôi” đang gia tăng nhanh chóng và nếu biết cách tận dụng, các thương hiệu sẽ đẩy nhanh quá trình tiếp cận và chuyển đổi hơn bao giờ hết.
Local SEO là một trong những chiến lược quan trọng cho ngành F&B
Chủ nhà hàng, quán cafe cần chuẩn bị những hành trang cần thiết để thực hiện Local SEO. Cụ thể:
- Tạo một blog trên chính website với đầy đủ các nội dung hấp dẫn và có liên quan.
- Đảm bảo mọi nội dung trên website đều sử dụng local keywords (các từ khóa địa phương) và các hình thức mã hóa SEO khác (các dữ liệu được nhúng trong hình ảnh, video, tiêu đề,…)
- Tận dụng tối đa liên kết nội bộ – internal links (đến các trang khác trên website) và liên kết ngoài – external links (đến các trang web liên kết, nguồn dữ liệu,…)
- Cài Google Maps chỉ dẫn và ứng dụng Google Business cho website doanh nghiệp.
- Đảm bảo thông tin liên hệ và địa chỉ được nhắc tới nhiều lần và dễ tìm.
- Phản hồi các đánh giá của khách hàng về website doanh nghiệp kể cả đó là đánh giá không tốt về doanh nghiệp. Hãy tích cực phản hồi để thể hiện sự chu đáo với khách hàng cũng như giúp Google thấy được website của bạn là website chất lượng.
3. Thu hút người theo dõi trên mạng xã hội
Theo nghiên cứu chỉ ra rằng:
- Các bài đăng trên mạng xã hội là nguồn cảm hứng bữa ăn cho 19% người dùng
- 6 trong số 10 thương hiệu phổ biến nhất trên Facebook thuộc lĩnh vực F&B
Điều này cho thấy mạng xã hội là một trong những kênh tiếp thị sinh lời nhất cho lĩnh vực F&B.
Một số cách mà các thương hiệu có thể ứng dụng để thu hút người theo dõi trên mạng xã hội:
- Đưa sản phẩm vào các bài đăng có bối cảnh cụ thể
Từ việc sáng tạo lại các công thức nấu ăn phổ biến đến việc nhấn mạnh lợi ích về sức khỏe và môi trường trong quy trình sản xuất, các thương hiệu cần xây dựng các nội dung và chiến dịch kết hợp sản phẩm vào trong các cuộc thảo luận có liên quan đến đối tượng mục tiêu.
- Khuyến khích nội dung do người dùng tạo (UGC – User Generated Content)
Đẩy mạnh các nội dung liên quan đến trải nghiệm của khách hàng được chia sẻ trên trang cá nhân, story,… bằng các bức ảnh, video đánh giá,… và tag tên thương hiệu vào. Chiến thuật này sẽ giúp tăng cường các luồng nội dung liên tục đến từ khách hàng, xây dựng mối quan hệ với thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng mới. Mạng xã hội là một trong những kênh tiếp thị sinh lời nhất cho lĩnh vực F&B
- Tận dụng lợi thế của quảng cáo trả phí đang phát triển
Sáng tạo nội dung phù hợp với đặc thù của từng nền tảng mạng xã hội khác nhau để tối ưu hóa ngân sách marketing và thu hút các lead chất lượng cao cho kênh bán hàng này.
- Hình thành quan hệ đối tác
Cân nhắc việc xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các thương hiệu có cùng tầm nhìn, mục đích,… và những influencer phù hợp với hình ảnh thương hiệu. Các chiến dịch cộng tác trên mạng xã hội không chỉ cho khách hàng thấy góc nhìn đa chiều về sản phẩm mà còn gia tăng lượng follow trên trang chủ.
- Tổ chức các cuộc thi/giveaway
Tận dụng các hình thức marketing miễn phí thông qua việc tổ chức cuộc thi/giveaway tặng quà, mở rộng phạm vi tiếp cận bằng cách khuyến khích người dùng like, share và comment bài đăng.
4. Chiến dịch tạo Video Digital Marketing
Khi kinh doanh ngành dịch vụ ăn uống, hình ảnh bắt mắt và âm thanh kích thích quay lại quá trình chế biến món ăn sẽ hấp dẫn hơn tất cả. Trang Tasty là một ví dụ điển hình rất thành công với chiến dịch Digital Marketing ngành F&B bởi các video ngắn dạy cách làm các món ăn một cách khơi gợi mà chỉ cần nhìn cũng thấy thèm.
Các video với hình ảnh bắt mắt và âm thanh kích thích là một cách khơi gợi khách hàng
Không cần phải thuê cả một đội ngũ thực hiện những cảnh quay hoành tráng, bạn chỉ cần những video ngắn dưới 5 phút để tạo sự tò mò thích thú cho thực khách. Với các nền tảng xã hội ngày nay, thì việc bạn chọn một kênh để đăng các video cũng rất đơn giản. Một số kênh bạn có thể tham khảo như Youtube, TikTok, Facebook, Instagram, Pinterest,… Lưu ý là video của bạn phải có nội dung hấp dẫn, sáng tạo, hình ảnh sắc nét, âm thanh kích thích, chỉ vậy thôi là bạn đã có một lượng người theo dõi ổn định.
5. Tận dụng tiếp thị giới thiệu (Referral Marketing)
Tiếp thị giới thiệu (Referral Marketing) là một chiến lược mà khi đó khách hàng hài lòng về doanh nghiệp sẽ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn đến với những người xung quanh họ. Điểm mạnh của chiến dịch này nằm ở sự đáng tin cậy của thông tin. Nếu sản phẩm/dịch vụ đủ tốt, bạn có thể tận dụng những feedback của khách hàng trung thành để tạo niềm tin và mang về nhiều khách hàng mới.
Hãy nhớ rằng, chúng ta đều cần niềm tin và sự yên tâm mỗi khi quyết định đầu tư vào một sản phẩm, dịch vụ hay bất kỳ trải nghiệm ăn uống nào. Do đó, các thương hiệu cần khuyến khích người dùng chia sẻ trải nghiệm trên mạng xã hội, website, Google,… và nhớ phản hồi lại các đánh giá đó để cho thấy mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với thương hiệu.
Xây dựng chiến lược Digital Marketing cho ngành hàng F&B có ưu điểm là nhanh chóng mang đến hiệu quả cao. Đó chính là lý do mà các doanh nghiệp ngày nay đang đi theo xu hướng áp dụng Digital vào các chiến lược Marketing cho nhà hàng, quán cafe,… của mình. Việc tạo ra xu hướng mới lạ và độc đáo khiến người tiêu dùng biết và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhà hàng. Và hơn thế nữa, khách hàng sẽ có ấn tượng tích cực đối với thương hiệu nhà hàng.